Tin tức

Tin tức

Báo cáo Thị trường Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2020

Báo cáo Thị trường Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2020
TỔNG QUAN KHU VỰC

Dân số, 2019



Tăng trưởng GDP thực theo năm, Đông Nam Á


Chỉ số quản lý thu mua sản xuất theo khu vực trong 9 tháng đầu năm 2020

Sản xuất công nghiệp các nước trong 9 tháng đầu năm 2020

Số lượng các khu công nghiệp đã thành lập năm 2020
Mức lương nhân công ngành sản xuất
Chỉ số thuận lợi kinh doanh theo The World Bank, 2019
Chi phí xây dựng trung bình 2019

Việc kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 cùng với việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) đã thúc đẩy các nhà đầu tư ngành sản xuất và hậu cần kho bãi trên toàn cầu gia tăng niềm tin vào Việt Nam, kể cả trong bối cảnh khó khăn của năm nay.

Trong quý 3 năm 2020, GDP của ngành sản xuất và xuất khẩu tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước. Nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ nhờ việc kiểm soát thành công dịch bệnh Covid-19 cùng với nhu cầu của thị trường ngoài nước tăng trong nửa đầu năm nay. Theo báo cáo của Oxford Economics, Việt Nam là nền kinh tế duy nhất trong khu vực Đông Nam Á sẽ đạt tăng trưởng GDP dương vào năm 2020

Sự tăng trưởng GDP qua các năm

Tăng trưởng GDP bình quân đầu người

Ngoại trừ máy tính, gạo và đồ nội thất, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái (YoY). Xuất khẩu máy tính dẫn đầu với mức tăng hơn 20%. Trong 9 tháng vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 80 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước và tăng 34% so với quý trước, trong khi hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều tăng trưởng âm. Điều này không chỉ khẳng định nhu cầu của thị trường ngoài nước về hàng hóa Việt Nam, mà còn cho thấy sản lượng sản xuất hàng hóa nội địa được hưởng lợi từ việc kiểm soát dịch nhanh chóng. Ngoài Trung Quốc và Mỹ, hầu hết nhu cầu ở các nước khác đều giảm.

Các mặt hàng xuất khẩu trong nửa đầu năm 2020

Nhu cầu hàng hóa quốc tế trong nửa đầu năm 2020

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020

Các nhà xuất khẩu tiêu biểu trong 9 tháng đầu năm 2020


Theo “Báo cáo Nhập khẩu Toàn cầu 2020” của Jungle Scout, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai vào thị trường Mỹ sau Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2020, với hơn 311.000 lô hàng xuất khẩu, chiếm xấp xỉ 5,48% tổng thị phần nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Năm 2015, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6, từ đó thị phần nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam tại Hoa Kỳ tăng đến 64,9%.


Tại Việt Nam, dù mức lương nhân công ngành sản xuất tăng từ 237 USD/tháng trong năm 2018 lên 252 USD/tháng thì đây vẫn là một con số tương đối thấp so với các nước trong khu vực, so với Trung Quốc là 968 USD/tháng, Malaysia là 766 USD/tháng. Trong khi chi phí nhân công không thúc đẩy sự tăng trưởng công nghiệp bền vững, nhưng nó vẫn là yếu tố quan trọng đối với các ngành có giá trị thấp như dệt may và đồ nội thất.


Vào tháng 1 năm 2020, theo Nghị định Chính phủ 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù mức lương tăng mạnh, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với các nước Châu Á khác.


Việt Nam là một trong những nước có chính sách thuế cạnh tranh nhất Châu Á. Các công ty có thể hưởng lợi từ các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), miễn thuế nhập khẩu tài sản cố định; và miễn tiền thuê đất. Các ưu đãi đáng chú ý bao gồm miễn 20% thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu tiên và giảm 50% trong bốn năm tiếp theo.


Hơn nữa, các ưu đãi thuế TNDN ưu đãi được áp dụng cho các ngành công nghiệp được Chính phủ ưu tiên, chẳng hạn như Công nghiệp 4.0 hoặc các ngành hỗ trợ sản xuất công nghệ cao; cũng như những dự án tại các đặc khu kinh tế (SEZ) hoặc tại các vùng kinh tế - xã hội còn khó khăn; và các dự án quy mô lớn đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của Chính phủ về tổng vốn đầu tư, doanh thu và số lượng lao động. Các dự án đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên có thể được hưởng thuế TNDN ở mức 10% trong 15 năm, miễn thuế TNDN 4 năm; và giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp theo.


Theo “Khảo sát Chi phí Xây dựng năm 2019” của Turner & Townsend, Việt Nam cũng là một trong những thị trường có chi phí xây dựng công nghiệp cạnh tranh nhất. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chi phí xây dựng trung bình các nhà xưởng và nhà kho cơ bản là 352 USD/m2; các nhà máy và trung tâm phân phối lớn là 412 USD/m2; và các nhà máy công nghệ cao là 618 USD/m2.

Mức lương tối thiểu ở Việt Nam năm 2020








Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và các nước liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực

Việt Nam có ưu thế từ các hiệp định thương mại với 52 quốc gia và 13 hiệp định thương mại tự do (FTAs), trong đó có 11 hiệp định đã có hiệu lực, số còn lại đang trong thời gian đàm phán hoặc chưa có hiệu lực.

Sau 10 năm đàm phán, Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, sẽ tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các nước liên minh Châu Âu và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự phục hồi của ngành sản xuất sau suy thoái do đại dịch gây ra. Nhờ có hiệp định EVFTA, GDP quốc gia dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng thêm 4,6% nhờ việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU tăng 42,7%. Ủy ban Châu Âu gần đây đã dự báo GDP của EU sẽ tăng thêm 29,5 tỷ USD cho tới năm 2035.

Hiệp định EVFTA sẽ tạo thêm động lực cho quá trình chuyển đổi từ các ngành công nghiệp giá trị thấp, thâm dụng lao động cũng như sử dụng các lao động có tay nghề thấp sang các ngành công nghiệp có giá trị cao hơn. Bằng cách áp dụng công nghệ sản xuất mới nhất và tăng cường đào tạo lực lượng lao động, chính phủ đang cho thấy phản ứng tích cực, giảm bớt lo ngại về tình trạng thiếu lao động tay nghề cao và chi phí gia tăng. Chuyển sang một môi trường kinh doanh minh bạch hơn cũng sẽ giúp giảm thiểu lo ngại của nhà đầu tư và cải thiện chất lượng tổng thể.

Hiệp định EVFTA cũng sẽ tạo điều kiện cho trọng tâm phát triển của nền kinh tế tiếp tục dịch chuyển từ việc xuất khẩu các mặt hàng có giá trị thấp sang các mặt hàng có giá trị cao hơn như công nghệ cao, điện tử, xe máy và thiết bị y tế. Mạng lưới thương mại toàn cầu sẽ nâng cao khả năng tiếp cận với nhiều đối tác từ các nguồn đa dạng hơn, cho phép nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hoặc hàng hóa trung gian rẻ hơn, do đó sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Khi quan hệ đối tác với các công ty nước ngoài được cải thiện hơn, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc chuyển giao tay nghề chuyên môn và công nghệ sản xuất chuyên nghiệp.

Khi Việt Nam mở cửa với các nhà sản xuất thực phẩm & đồ uống, phân bón, gốm sứ và vật liệu xây dựng từ Châu Âu, việc xóa bỏ thuế quan cũng sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu của họ, bao gồm các ngành sản xuất điện tử, điện thoại, dệt may, cà phê và hàng nông sản.

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) trong 9 tháng đầu năm 2020

9 tháng đầu năm 2020, tổng vốn FDI đăng kí đạt 21,2 tỷ USD, với 1.947 dự án đăng ký đầu tư mới với số vốn là 10,36 tỷ USD. Bạc Liêu chiếm 18,86% nhờ vào dự án Nhà máy điện LNG của Singapore trị giá 4 tỷ USD. Các thị trường dẫn đầu khác là TP.HCM chiếm 15,34%, Hà Nội 13,78% và Bà Rịa - Vũng Tàu với 10,13%. Mức đầu tư từ Singapore đạt 6,76 tỷ USD, chiếm 31,91% tổng vốn FDI đăng ký, tiếp theo là Hàn Quốc 3,16 tỷ USD, tương đương 14,94%; và Trung Quốc với 1,87 tỷ USD, tương đương 8,85%.

Tổng số vốn FDI đăng ký theo lĩnh vực trong 9 tháng đầu năm 2020


Trong 9 tháng đầu năm, ngành sản xuất và chế tạo có tổng vốn FDI đăng ký giảm từ mức 18,089 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước xuống còn 9,88 tỷ USD với 614 dự án cấp mới, chiếm 46,6% tổng vốn đầu tư. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2020 các khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) đã trực tiếp thu hút khoảng 335 dự án FDI với số vốn đăng ký mới khoảng 6 tỷ USD.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, vốn FDI đăng ký mới cho ngành sản xuất ở khu vực phía Bắc đạt 2,88 tỷ USD, chiếm hơn 61,13% tổng vốn đăng kí mới; theo sau đó là khu vực phía Nam với 1,60 tỷ USD, tương đương 34.05%, và miền Trung là 4.82% với 227 triệu USD.

Tổng vốn FDI của ngành Chế biến chế tạo trong nửa đầu năm 2020


Vốn FDI đăng ký cho ngành sản xuất theo vùng trong 9 tháng đầu năm 2020


Cho đến 9 tháng năm 2020, tỉnh Hà Nam thu hút nhiều vốn FDI đăng ký mới nhất với con số là 477.720.043 USD, chiếm 10,14% tổng vốn đầu tư FDI. Tiếp theo là Hải Phòng với 438.844.053 USD, chiếm 9,31% và tỉnh Bắc Ninh đạt 348.405.000 USD, tương đương 7,39%.

Vốn FDI đăng ký mới ngành sản xuất theo tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2020


Chỉ số Quản lý thu mua (PMI) ngành sản xuất 9 tháng đầu năm 2020


Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) Quý 3/2020


Trong tháng 9, tăng trưởng của ngành sản xuất một lần nữa vượt ngưỡng 50 điểm sau khi những lo ngại về đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai giảm xuống. Sản lượng tăng ở mức cao nhất trong vòng 14 tháng trở lại đây, lượng đơn đặt hàng mới tăng lên, tâm lý kinh doanh được cải thiện, và tình trạng mất việc làm giảm bớt. Đây là lần đầu tiên các điều kiện kinh doanh có dấu hiện được cải thiện trong ba tháng trở lại đây.

Tháng 9 năm 2020, sản xuất công nghiệp tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 0,6% trong tháng 8. Đây là mức tăng trưởng sản lượng cao nhất kể từ tháng 6, nhờ việc ngăn chặn nhanh chóng đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai. Sản lượng trong 9 tháng đầu năm 2020 tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong tháng 8, ngành sản xuất tăng 4,6% so với mức âm 0,1%; sản xuất điện tăng 5,5% so với -0,7%, trong khi nguồn cung nước và xử lý rác thải tăng 5,3% so với 2,2% trong tháng 7 vừa qua.

Ý nghĩa và tác động của Covid-19 đến nền kinh tế

Việt Nam được biết đến nhiều hơn nhờ việc đã ngăn chặn đại dịch Covid-19 một cách quyết đoán và nhanh chóng, đồng thời tránh được sự suy thoái kéo dài.

Sự phát triển của tầng lớp trung lưu, khu vực tư nhân năng động và môi trường kinh doanh ổn định đã đưa Việt Nam vào một vị trí tốt để phục hồi sau đại dịch. Nhờ có những động thái sớm và nhanh chóng trong việc phòng chống dịch đã giúp rút ngắn khoảng thời gian cách ly và tạo điều kiện cho các nhà sản xuất có thể bắt đầu lại hoạt động sản xuất sớm hơn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Trong dài hạn, các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp thông qua việc chuyển giao công nghệ và tri thức từ các ngành có giá trị cao hơn.

ĐẨY MẠNH SỰ DỊCH CHUYỂN NHÀ MÁY RA KHỎI TRUNG QUỐC

Những ảnh hưởng của đại dịch và các chính sách thuế quan của Mỹ khiến nhiều nhà sản xuất đa quốc gia có trụ sở tại Trung Quốc di dời đến Việt Nam. Trong đợt bùng phát đại dịch Covid-19 đầu tiên, các hoạt động sản xuất ở Trung Quốc bị ngưng trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chuỗi cung ứng, điều này đã thúc đẩy nhu cầu đa dạng hóa hoạt động sản xuất tại nhiều quốc gia của các nhà sản xuất.

Việt Nam đã trở thành một điểm đến thay thế cho các cơ sở sản xuất này do có những điều kiện thuận lợi về cả cơ sở vật chất và chi phí lao động. Các công ty đa quốc gia sản xuất các sản phẩm có giá trị cao như đồ điện tử, với áp lực trong việc cắt giảm chi phí, sẽ có xu hướng dịch sản xuất sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các chuỗi cung ứng địa phương.

Lạm phát tiền lương có xu hướng tăng sau khi khủng hoảng toàn cầu giảm bớt. Chi phí lao động ở Trung Quốc đã cao gấp ba lần so với Việt Nam, việc này sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất đa quốc gia xem xét chuyển đến các quốc gia Đông Nam Á, nơi có chi phí lao động thấp hơn.

Trong đợt bùng phát dịch đầu tiên, một số nhà sản xuất đa quốc gia đã thông báo kế hoạch mở rộng, di chuyển sản xuất đến Việt Nam, điển hình như các nhà cung cấp linh kiện và lắp ráp cho Apple là Pegatron và Foxconn từ Đài Loan; Sharp, Nintendo và Komatsu từ Nhật Bản; và Lenovo từ Hồng Kông. 

15 doanh nghiệp này bao gồm 9 doanh nghiệp vừa và nhỏ và 6 doanh nghiệp lớn, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế, chất bán dẫn, điện thoại di động và linh kiện; và máy điều hòa không khí. JETRO khẳng định sự dịch chuyển này được khuyến khích để cải thiện hiệu quả của chuỗi cung ứng, lấp đầy khoảng trống do ảnh hưởng của đại dịch, đồng thời tăng cường quan hệ kinh tế và công nghiệp với các nước ASEAN.

Các nhà sản xuất Nhật Bản di dời hoặc mở rộng sang Việt Nam năm 2020


Tình trạng đất công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2020

KHOẢNG TRỐNG NGUỒN CUNG

Theo thông tin từ Vụ Quản lý các khu kinh tế thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư, đến tháng 6/2020, cả nước có 374 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 114 nghìn ha, trong đó 280 khu đã đi vào hoạt động và tiếp tục mở rộng thêm trên 77,000 ha. 75 khu mới mở rộng thêm 29,000 ha và đang trong quá trình giải phóng mặt bằng. Trong nửa đầu năm 2020, tỷ lệ lấp đầy trên toàn thị trường đạt 73.7%. Ngoài ra, 17 khu kinh tế ven biển sẽ bổ sung khoảng 845,000 ha nguồn cung cho thị trường. Thống kê 6 tháng đầu năm, dòng vốn FDI đã đổ khoảng 6 tỉ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Tỷ lệ lấp đầy trung bình tăng mạnh từ 2018 đã dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu có thêm các khu công nghiệp mới trên các địa bàn trọng yếu. Ở khu vực phía Nam, tỷ lệ lấp đầy đạt 88% ở thành phố Hồ Chí Minh, 99% ở Bình Dương, 94% ở Đồng Nai, 84% ở Long An, 79% ở Bà Rịa Vũng Tàu. Ở phía Bắc, tỷ lệ này lần lượt đạt 90% ở Hà Nội, 95% ở Bắc Ninh, 89% ở Hưng Yên, 82% ở Hải Dương và 73% ở Hải Phòng.

Dự kiến, làn sóng di dời khỏi Trung Quốc vào năm 2021 và 2022 sẽ đòi hỏi nhiều nguồn cung hơn để đáp ứng các khoản đầu tư sản xuất có giá trị cao hơn. Đồng Nai đang quy hoạch thêm 8 KCN. Chủ tịch UBND huyện Long Thành, ông Võ Tấn Đức đã công bố kế hoạch xây dựng bốn khu công nghiệp mớiDự kiến, làn sóng di dời khỏi Trung Quốc vào năm 2021 và 2022 sẽ đòi hỏi nhiều nguồn cung hơn để đáp ứng các khoản đầu tư sản xuất có giá trị cao hơn. Đồng Nai đang quy hoạch thêm 8 KCN. Chủ tịch UBND huyện Long Thành, ông Võ Tấn Đức đã công bố kế hoạch xây dựng bốn khu công nghiệp mới

Tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, Vingroup, có kế hoạch đầu tư hơn 400 triệu USD vào công ty con là CTCP Đầu tư Phát triển KCN Vinhomes. Hai dự án đầu tiên của tập đoàn sẽ là tại Hải Phòng, bao gồm Khu công nghiệp Nam Tràng Cát với tổng diện tích 200 ha; và KCN Thủy Nguyên có tổng diện tích 319 ha. Dự kiến hai KCN sẽ đi vào hoạt động năm 2021.

Trong Q4/2021, KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh mới với quy mô 238 ha của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (Kinh Bắc City) sẽ mang lại nguồn cung cần thiết cho tỉnh Bắc Ninh. Trong cùng quý này, TNI Holdings Việt Nam sẽ khai trương KCN Sông Lô 1 với diện tích 177 ha tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Tại tỉnh Long An ở phía Nam, Công ty cổ phần TIZCO và Công ty Cổ phần Quản Lý KCN Sáng Tạo Việt Nam (VNIP) sẽ tham gia đầu tư góp vốn vào Khu công nghiệp Việt Phát với tổng diện tích 1.800 ha vào năm 2021.

NHU CẦU CAO ĐẨY GIÁ THUÊ BĐS CÔNG NGHIỆP TĂNG MẠNH

Nhu cầu thuê đất, nhà xưởng và kho bãi tăng đột biến khiến giá thuê ở các khu công nghiệp gần các thành phố lớn leo thang. Tại miền Nam, giá thuê đất trong các KCN năm 2020 đạt 147 USD m2 tại TP HCM, 107 USD/m2 tại Bình Dương, 98 USD/m2 tại Đồng Nai, 123 USD/ m2 tại Long An và 65 USD/m2 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại miền Bắc, giá thuê tại Hà Nội lên đến 129 USD/ m2, Bắc Ninh là 95 USD/m2, Hưng Yên lên 83 USD/m2, Hải Dương là 76 USD/m2 và Hải Phòng lên tới 96 USD/m2.


SỰ GIA TĂNG CỦA CÁC NHÀ PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP CHO THUÊ

Nhà xưởng và nhà kho xây sẵn vẫn là phân khúc thu hút nhu cầu cao từ các khách thuê không muốn đưa ra cam kết thuê đất dài hạn do phụ thuộc chủ yếu vào các đơn hàng ngắn hạn. Điều này dẫn đến việc các nhà phát triển bất động sản công nghiệp cho thuê chạy đua trong việc bổ sung nguồn cung đất công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng. Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp BW (BWID) với hơn 500 ha tại 10 địa điểm thuộc tám thành phố trọng điểm, tăng từ 209 ha trong nửa đầu năm 2018, tiếp tục mở rộng với tư cách là nhà phát triển bất động sản công nghiệp cho thuê lớn nhất Việt Nam. Các sản phẩm của BWID đa dạng, bao gồm nhà xưởng/nhà kho xây sẵn (RBF/RBW) và nhà xưởng xây theo yêu cầu (BTS).

Các nhà phát triển kho vận toàn cầu đã tham gia vào thị trường bất chấp đại dịch đang diễn ra. Logos Property từ Úc đầu tư vào Việt Nam thông qua một liên doanh (JV) phát triển logistics trị giá 350 triệu USD. GLP, nhà phát triển kho lớn nhất ở châu Á, đang lên kế hoạch liên doanh trị giá 1,5 tỷ USD với SEA Logistics Partners (SLP). Công ty Mirae Asset Daewoo Co và Tập đoàn Naver của Hàn Quốc cùng đầu tư 37 triệu USD vào trung tâm logistics LogisValley tại tỉnh Bắc Ninh.

Các nhà phát triển nhà xưởng và nhà kho cho thuê tiêu biểu trong 9 tháng đầu năm 2020


Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm Hà Nội; và các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Các đặc điểm thuận lợi của vùng gồm có:
  • Mạng lưới giao thông phát triển tốt và đồng bộ, ví dụ: Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
  • Đất công nghiệp có vị trí đắc địa nằm giữa các cơ sở hạ tầng mới được phát triển.
  • Vị trí địa lý gần với Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các đầu tư trực tiếp từ đây.
  • Tập trung vào công nghiệp nặng, điện tử và các dự án quy mô lớn.

Nguồn cung và tình hình hoạt động nửa đầu năm 2020


Bản đồ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng miền Bắc

Nguồn cung và Tình hình hoạt động, 6T/2020

Các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất lớn nhất miền Bắc trong 9 tháng đầu năm 2020

Vùng kinh tế trọng điểm phía nam (SKEZ)

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (SKEZ) trải dài trên thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh và Bà Rịa- Vũng Tàu. Các lợi thế của vùng bao gồm:
  • Trung tâm kinh tế của Việt Nam, TP Hồ Chí Minh
  • Cảng nước sâu Cát Lái nằm trong TP.HCM.
  • Tập trung nhiều cơ sở giáo dục thúc đẩy nguồn cung lao động có kỹ năng.
  • Đa dạng các lĩnh vực đầu tư.
Nguồn cung và tình hình hoạt động nửa đầu năm 2020

Bản đồ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng miền Nam

Nguồn cung và Tình hình hoạt động, 6T/2020


Các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất lớn nhất miền Nam trong 9 tháng đầu năm 2020

Triển vọng

ĐẢM BẢO NGUỒN CUNG TƯƠNG LAI

Vụ Quản lý các Khu kinh tế (DEZM) công bố đã phê duyệt bản đồ quy hoạch tổng thể cho 561 dự án KCN sắp tới với diện tích trên 201.000 ha. Các khu công nghiệp này sẽ được bổ sung vào nguồn cung hiện tại, bao gồm 374 khu đã được thành lập. Trong số các địa điểm mới này, 259 khu với tổng diện tích 86.500 ha vẫn chưa được thành lập, chiếm 43,1% tổng diện tích mới.

Theo Phó Vụ trưởng Trần Quốc Trung, Vụ Quản lý các Khu kinh tế, trước hết phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phát triển KCN, tăng cường quản lý và đổi mới, nâng cao hiệu quả trong việc quy hoạch tổng thể. Kế hoạch là bổ sung thêm vào các KCN truyền thống nhiều sản phẩm ngách hơn như KCN sinh thái, KCN hỗ trợ, KCN liên kết, mô hình KCN kết hợp đô thị - dịch vụ.

Cơ sở hạ tầng các KCN cũng sẽ cần tiếp tục được cải thiện. Các chính sách, cơ chế và quản lý đang được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động. Những sáng kiến mới và hành động này sẽ vô cùng cần thiết để Việt Nam có để đón làn sóng đầu tư và dịch chuyển sản xuất. Vị trí của các dự án mới rất quan trọng vì hầu hết nhu cầu về sản xuất và dịch vụ hậu cần kho bãi vẫn phụ thuộc vào các tỉnh công nghiệp trọng điểm hoặc các địa phương cấp 1.

Các dự án ở địa phương cấp 2 sẽ cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài với giá thuê cạnh tranh hơn và nguồn cung đất trống dồi dào hơn. Việc đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và kết nối mạng lưới giao thông đóng vai trò rất quan trọng trong lộ trình phát triển của các địa phương này.

Chi phí hậu cần kho bãi/GDP, 2019
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP

“Các cụm công nghiệp dường như là một mảnh ghép chưa hoàn thiện trong bản đồ nền công nghiệp ở Việt Nam và nó đang được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn khi nền kinh tế Việt Nam phát triển theo một chuỗi giá trị” - Troy Griffiths.

Thế giới đã công nhận, sự hình thành của các cụm công nghiệp đã tạo ra các lợi thế cho nhiều ngành công nghiệp nhất định. Nếu được quản lý một cách đúng đắn, sự phát triển này có thể tạo ra nhiều cơ hội cho các tỉnh, thành phố cấp 2 ở Việt Nam, giúp đạt hiệu quả việc thu hút vốn đầu tư cho cả các dự án có giá trị cao và các ngành công nghiệp được hỗ trợ. Việc quy hoạch các dự án theo ngành mang lại nhiều cơ hội cho người người thuê, ví dụ như tạo ra các mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị, thay vì sự dàn trải riêng lẻ của các ngành công nghiệp trong nước. Hơn nữa, nhiều nhà sản xuất nước ngoài ở Việt Nam đã quen với việc phân cụm công nghiệp, vì điều này đã được thành lập từ những quốc gia mà họ đang làm việc trước khi di rời.

Hiện tại , thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các biến số hoạt động như việc tái cơ cấu và khoảng cách đến nguồn, và các thị trường được nhắm tới. Nhiều khu vực được phân bổ đối với một số ngành công nghiệp nhất định, chẳng hạn như Bắc Ninh cho các sản phẩm điện tử hoặc Hải Phòng cho các dự án tự động hóa. Để đạt được hiểu quả hoạt động, việc thiết lập hiệu quả phần còn lại cho các ngành công nghiệp cụ thể sẽ đòi hỏi sự cam kết và đinh hướng của Chính phủ trong việc hoạch định chiến lược, chính sách, cơ chế và những khuyến khích, ưu đãi.

Đến nay, Hà Nội đặt ra mục tiêu hoàn thành 30 cụm công nghiệp mới được bố trí tại các khu đô thị, ưu tiên dành cho các dự án công nghệ cao và thân thiện với môi trường.

Chỉ số hoạt động hậu cần kho bãi, Ngân hàng Thế giới 2018

Khả năng cạnh tranh của hạ tầng giao thông 2018

Khối lượng vận chuyển hàng hóa, 6T/2018


Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, 2008 - 2018

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG

Các liên kết mạng lưới vận tải đa phương thức sẽ đòi hỏi sự đầu tư liên tục, nếu như Việt Nam muốn thu hút các dự án sản xuất và hậu cần kho bãi có giá trị cao hơn. Do chi phí hậu cần kho bãi vẫn thuộc hàng cao nhất trong khu vực, yếu tố này là đặc biệt quan trọng. Các khu vực ở gần các tỉnh cấp 1 và cấp 2, các KCN, Khu Kinh tế và cảng sẽ chiếm nhiều lợi thế.

Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực, theo Báo cáo Logistics Việt Nam của Fiingroup năm 2019. Mặc dù cơ sở hạ tầng giao thông đang được mở rộng nhanh chóng, nhưng sự phát triển chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế và xã hội của quốc gia. Dân số đô thị cùng với nhu cầu vận tải hàng hóa tăng nhanh là những động lực chính thúc đẩy nhu cầu về một cơ sở hạ tầng phát triển hơn. Hơn nữa, nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa liên tỉnh ngày càng tăng đã và đang thúc đẩy việc nâng cấp các tuyến đường cao tốc và đường sắt quốc gia.

Tiềm năng của dịch vụ vận tải đường bộ vẫn chưa được phát huy hết mặc dù có tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm trung bình vào khoảng 10,6% giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018. Sự tăng nhanh của nhu cầu vận chuyển hàng hóa vượt xa tốc độ nâng cấp mạng lưới đường quốc gia. Chính phủ đã và đang ưu tiên cải thiện và nâng cấp mạng lưới đường quốc gia nhằm nâng cao chất lượng vận tải, giảm ùn tắc và hạn chế tình trạng quá tải trên các tuyến đường.

“Mô hình Trung Quốc + 1 có thể ngày càng được các nhà sản xuất theo đuổi, dẫn đến nhu cầu lớn hơn đối với thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, khi các tập đoàn tìm cách giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa địa điểm sản xuất. Bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục là ‘đứa con cưng’ của ngành bất động sản nói chung, với các nhu cầu ngày càng tăng và hoạt động thị trường vốn gia tăng”. - Troy Griffiths - Phó Tổng giám đốc, Savills Việt Nam

LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG: CHẤT LƯỢNG HƠN SỐ LƯỢNG

Các ngành sản xuất với tỷ suất lợi nhuận thấp, chẳng hạn như dệt may hoặc đồ nội thất, sẽ phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của giá thuê mặt bằng và chi phí nhân công, cùng với vấn đề thiếu hụt nguồn cung đất để làm địa điểm sản xuất. Do Việt Nam đang chuyển trọng tâm sang thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn như công nghệ cao hoặc hỗ trợ sản xuất công nghệ cao, các công ty này có thể buộc phải chuyển ra các địa điểm khác ở Đông Nam Á. Cạnh tranh về nguồn cung lao động đối với các ngành này sẽ là thách thức ở các tỉnh công nghiệp trọng điểm. Tuy nhiên, khi quá trình chuyển đổi sang các ngành có giá trị cao hơn tiếp tục, trọng tâm sẽ chuyển dịch từ nguồn cung lực lượng lao động sang chất lượng lao động.

Khi các ngành công nghiệp ở Việt Nam phát triển, nhu cầu về lao động có tay nghề cao và có trình độ sẽ tăng lên. Để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng lao động của các dự án có giá trị cao hơn, điều cần thiết là phải tiếp tục đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là lĩnh vực CNTT, toán học và khoa học. Mặc dù chi phí lao động ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 ở Trung Quốc, nhưng năng suất cũng chỉ tương ứng bằng 1/3. Tuy nhiên, vấn đề này đã được Chính phủ Việt Nam ghi nhận với việc cam kết lập một kế hoạch phát triển kỹ năng quốc gia như một phần của Khuyến nghị Chiến lược FDI từ 2020 đến 2030.

CƠ HỘI HẬU ĐẠI DỊCH

Phản ứng kịp thời và hiệu quả của Chính phủ trong cả hai lần bùng phát dịch, tầng lớp trung lưu tăng trưởng mạnh mẽ, môi trường kinh doanh ổn định, lực lượng lao động, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các hiệp đinh thương mại tự do mới được kí kết gần đây, tất cả đều là những yếu tố góp phần tạo nên cơ hội cho ngành Bất động sản công nghiệp Việt Nam sau đại dịch. Việc đại dịch kéo dài thậm chí được kỳ vọng sẽ là yếu tố đẩy nhanh việc di dời các cơ sở sản xuất của các công ty đa quốc gia ra khỏi Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là Apple Computers, Pegatron và Foxconn đã công bố kế hoạch chuyển đến hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

CÁC GIAO DỊCH BỊ TRÌ HOÃN VÀ CƠ HỘI TRONG TƯƠNG LAI

“Trong bối cảnh nền kinh tế của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc hạn chế đi lại vẫn tiếp tục kéo dài, thì hoạt động của lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam lại có xu hướng được mở rộng hoặc dịch chuyển địa điểm sản xuất. 9 tháng đầu năm chứng kiến một số thương vụ sát nhập quan trọng, và sự xuất hiện thêm các tài sản để bán & cho thuê lại. Về tình hình cho thuê, nguồn cầu về loại hình BĐS công nghiệp xây sẵn tăng trưởng mạnh do các nhà cung cấp dè dặt hơn trong việc cam kết thuê đất dài hạn hoặc đang dựa vào các hợp đồng ngắn hạn với khách hàng”. - John Campbell, Trưởng bộ phận Dịch vụ Công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định.

Hầu hết các giao dịch cho thuê trong 6 tháng đầu năm 2020 bắt nguồn từ các dự án đang thực hiện hoặc các cuộc đàm phán bắt đầu vào năm 2019. Nhiều hợp đồng thuê mới đến từ các doanh nghiệp đã thành lập đang muốn mở rộng. Các hạn chế đi lại quốc tế đã hạn chế các nhu cầu “thâm nhập thị trường” mới hoặc trì hoãn việc thăm quan thực địa của các nhà đầu tư quốc tế quan trọng. Tất cả những điều đó đã khiến số lượng giao dịch thuê trên thị trường giảm xuống.

Sự phụ thuộc của khu vực vào chuỗi cung ứng di dời ra khỏi Trung Quốc ngày càng rõ ràng với nhiều chủ đầu tư kỳ vọng vào một năm bận rộn khi các hạn chế được dỡ bỏ.

“Niềm hy vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hy vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay.” – Thích Nhất Hạnh

Nguồn: Savills
Chia sẻ nội dung:
0868255888