Tin tức

Tin tức

CƠ HỘI M&A ĐẦY HỨA HẸN TRONG FMCG VÀ F&B

CƠ HỘI M&A ĐẦY HỨA HẸN TRONG FMCG VÀ F&B
Thị trường M&A Việt Nam có dấu hiệu chững lại trong nửa đầu hàng, 199 được dự báo đầy hứa hẹn với các hoạt động nở rộ sau đại dịch, cùng vô tận sóng đầu tư mạnh mẽ. Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và thực phàm - đồ uống (F&B) có nằm trong xu hướng đó?

FABRICE CARRASCO
Giám đốc điều hành Kantar Worldpanel Việt Nam & Philippines, 
đồng thời là Giám đốc các dự án chiến lược châu Á.

Đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến nhiều nền kinh tế trên thế giới. Nhờ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát đại dịch và duy trì sự hấp dẫn như là một trong 8 điểm đến hàng đầu cho nhà đầu tư ngoại năm 2020 (theo US News). Tuy nhiên, Covid-19 vẫn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khiến nhiều ngành gặp khó khăn và vật lộn đề tăng trưởng. Điều này dẫn đến sự chững lại của các hoạt động M&A trong nửa đầu năm 2020.

So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có thời hạn tăng mạnh khoảng 58,7% trong 10 tháng đầu năm 2020, đặc biệt trong lĩnh vực F&B. Nhiều chuỗi cửa hàng và nhà hàng buộc phải đóng cửa trong giai đoạn giãn cách xã hội và nhiều trong số đó chưa được mở lại. Điều này chủ yếu do lưu lượng khách hàng giảm, bao gồm khách du lịch, khách quốc tế và người dân. Xu hướng này có lẽ sẽ tạo ra nhiều cơ hội M&A trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực F&B và du lịch nghỉ dưỡng.

Thực tế trong 5 năm qua, rất nhiều doanh nghiệp F&B quốc tế đã đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam khi Chính phủ dự kiến thoái vốn khỏi những công ty lớn. đáng chú ý như công ty sữa Vinamilk và nhà sản xuất bia Sabeco và Habeco. Những thương vụ này giúp Việt Nam trở thành thị trường triển vọng và thú vị cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Ngoài ra, có nhiều công ty Việt Nam tăng cường thâu tóm công ty nước ngoài nhằm đa dạng hóa danh mục và mở rộng phạm vi hoạt động.

Từ năm 2018-2020, Việt Nam ghi nhận một số thương vụ M&A lớn trong lĩnh vực F&B như SK Group đầu tư 1 tỷ USD vào tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam là Vingroup (theo Bloomberg). Tháng 10/2018, SK Group đã đầu tư 470 triệu USD mua lại toàn bộ 109.899.932 cổ phiếu quỹ của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan với giá 100.000 đồng/cổ phiếu (4,35 USD/ cổ phiếu). SK Group trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất của Masan. Tháng 9/2018, Vincommerce (đơn vị bán lẻ thuộc Vingroup) hoàn tất thương vụ mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị Fivimart Những cửa hàng này được đổi tên thành VinMart, thương hiệu bán lẻ của Vingroup. Thương vụ giữa Vincommerce và Fivimart được thực hiện sau khi đại gia bán lẻ Aeon dừng hợp tác với Fivimart sau 4 năm thua lỗ và phải bán 30% cổ phần đang nắm giữ tại chuỗi cửa hàng tiện lợi này.

Tháng 4/2019, Tập đoàn Taisho, một trong 5 tập đoàn dược phẩm lớn nhất Nhật Bản, chi hơn 2.472 tỷ đồng để mua 20,6 triệu cổ phiếu Dược Hậu Giang.

Tháng 7/2020, Saigon Co.op công bố tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh doanh của Auchan Việt Nam. Cụ thể, Saigon Co.op nhận chuyển giao 18 cửa hàng của Auchan, trong đó 15 cửa hàng đã đóng cửa và 3 cửa hàng còn hoạt động, cùng các hoạt động thương mại điện tử, nền tảng online của nhà bán lẻ Pháp.

Cuối năm ngoái, Vinamilk chính thức trở thành công ty mẹ của GTNFoods sau khi mua thêm 31,83% cổ phần (79,5 triệu cổ phiếu) để nâng tỷ lệ sở hữu lên 75%. Thông qua giao dịch này, Vinamilk cũng nâng tỷ lệ sở hữu của mình tại Mộc Châu Milk lên 51%.

Vào tháng 12/2019, Vincommerce và VinEco sáp nhập Masan Consumer Holdings, đơn vị bán lẻ của Masan Group, trở thành công ty bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Theo đó, Masan nắm 83,74% cổ phần trong thương vụ mua VinCommerce, còn Vingroup đồng Vai trò cổ đông

Trong tương lai, thị trường M&A Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục sôi động và đầy hứa hẹn với các hoạt động M&A nở rộ sau đại dịch Covid-19, cùng với làn sóng đầu tư mạnh mẽ. Chúng tôi cho rằng, thị trường M&A sẽ được thúc đẩy bởi nhiều lý do, Với nguồn nhân lực dồi dào và chi phí thấp, Việt Nam sẽ nhận được sự chú ý nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài, một phần do sự chuyển dịch từ Trung Quốc sang các thị trường châu Á đang phát triển và sự tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc.

Một lý do khác là triển vọng tích cực về tăng trưởng kinh tế và niềm tin của người tiêu dùng trong và sau đại dịch. Những cải cách của Chính phủ về quy định đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư ngoại sẽ là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng và là đòn bẩy chính để phục hồi nền kinh tế nhanh hơn.

Các kế hoạch phát triển và sự mở rộng mạnh mẽ của cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân ở các khu vực nông thôn và ngoại ô tiềm năng cũng sẽ có tác động tích cực. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, ngành hàng FMCG và F&B – bao gồm hàng hóa mua mang về nhà và tiêu dùng tại nhà - đang có xu hướng phát triển, với chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên theo thời gian.

Thực sự, FMCG là lĩnh vực quan trọng và thiết yếu trong giai đoạn khủng hoảng và nằm trong những ưu tiên của người tiêu dùng. Hơn một nửa danh mục FMCG vẫn chưa phát triển đầy đủ, tạo ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

Ngoài ra, hoạt động ăn uống chiếm phần lớn chi phí của người tiêu dùng ở các thành thị lớn.

Có hai xu hướng chính sẽ diễn ra trong năm 2021 và xa hơn. Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ mở rộng cả về chiều dọc và chiều ngang. Điều đó có nghĩa là sẽ có thêm nhiều thương vụ M&A đa ngành và đa lĩnh vực. Ngoài ra, các thương vụ M&A xuyên biên giới được dự báo sẽ chiếm ưu thế trong thời gian tới, nhưng các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng cường hợp tác để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Nguồn: VIR
Chia sẻ nội dung:
0868255888