CƠ HỘI “KHÔNG THỂ TỐT HƠN"
Thị trường M&A toàn cầu bước vào năm 2020 đầy khí thế, mục tiêu duy trì đà tăng trưởng đã kéo dài 6 năm qua, khi giá trị các thương vụ M&A toàn cầu chạm ngưỡng 3.000 tỷ USD. Dù tăng trưởng có thể chậm lại, nhưng thật khó tưởng tượng đà leo dốc của thị trường sẽ đảo chiều.
Vậy nhưng, Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào các hoạt động kinh tế, đầu tư. Trong nữa đầu năm 2020, số lượng các thượng vụ M&A toàn cầu được công bố giảm xuống 8.920 thương vụ, từ mức 11.034 thương vụ trong cùng kỳ năm 2019; tổng giá trị còn khoảng 363 tỷ USD, giảm mạh so với con số hơn 555 tỷ USD cùng kỳ. Thay vì tìm kiếm các thương vụ mới, ưu tiên hàng đầu của nhiều tổ chức tài chính là giữ vững nền tảng, đánh giá lại chiến lược mua - bán và bảo vệ vị thế tài chính của mình.
Hiện tại trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu dần phục hồi, M&A được đánh giá là một trong những mũi nhọn tăng trưởng. Tháng 4/2020, Delotitte tiến hành một khảo sát với 2.800 công ty Mý. 70% trong số các doanh nghiệp được khảo sát cho biết, họ sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược M&A, một số doanh nghiệp còn thể hiện quyết tâm gia tăng cả số lượng và tốc độ thực hiện các thương vụ trong 12 tháng tới.
31% trong số 156 giám đốc tài chính tham gia khảo sát trong quý II/2020 cho biết, họ kỳ vọng thu mua được nhiều lĩnh vực kinh doanh/tài sản gặp khó vị đại dịch Covid-19, bởi mức giá đang tốt hơn so với các giai đoạn trước; thời gian tiến hành M&A dự kiến trong năm 2021.
Có thể thấy, đại dịch đã làm hạ giá thành các loại tài sản, đảo ngược xu hướng trong những năm gần đây; khiến mô hình kinh doanh của nhiều công ty thay đổi rõ nét, kéo theo đó là nhu cầu bán - mua các loại tài sản để xây dựng, củng cố chiến lược kinh doanh mới.
Những thời kỳ đặc biệt thường tạo nên cơ hội hiếm có. Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, đến bên bờ vực phá sản, nhưng cũng là cơ hội “không thể tốt hơn" cho các chiến dịch M&A.
Nhiều công ty đã gom đủ “đạn" để tham gia thị trường M&A toàn cầu. Thống kê cho thấy, 1.200 doanh nghiệp thuộc Chỉ số S&P đang nắm giữ tới 3.800 tỷ USD tiền mặt dự trữ - con số kỷ lục từ trước đến này. Trong khi đó, lãi suất ở mức thấp và các tín dụng giá rẻ đang là điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Theo nhận định của các chuyên gia, lĩnh vực buôn bán thực phẩm, công nghệ, y tế… sẽ có động lực để tăng trưởng và khả năng theo đuổi các thương vụ M&A cao hơn so với nhóm ngành hàng không, du lịch và giải trí. Mặc dù vậy, doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều cần tự tái cấu trúc, trước khi bắt tay thực hiện kế hoạch M&A.
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM SÔI ĐỘNG CHỈ SAU MỸ
Theo báo cáo mới nhất của Euromonitor (tháng 9/2020), Việt Nam là một trong những thị trường M&A doanh nghiệp năng động và tiềm năng nhất toàn cầu, với Chỉ số Đầu tư M&A dự báo đạt 102 điểm trong năm 2020, chỉ sau Mỹ (108,9 điểm). Con số này đã cải thiện đáng kể so với mức 74,1 điểm của năm 2019. Báo cáo của Euromonitor tính toán Chỉ số Đầu tư của 50 quốc gia với hơn 150 lĩnh vực trên thế giới, chỉ số này phản ánh mức độ kỳ vọng đầu tư, hoạt động và và độ hấp dẫn của thị trường.
Euromonitor cũng xếp Việt Nam trong nhóm các quốc giá/khu vực kinh tế có triển vọng M&A tích cực, cùng với Trung Quốc, Philippines, Đài , Ả rập Xê út… và dự báo Việt Nam sẽ giữ vị trí thứ hai trong Top 20 quốc gia/ khu vực kinh tế có Chỉ số Đầu tư M&A cao nhất năm 2021, vượt qua Trung Quốc, Indonesia và chỉ xếp sau Mỹ.
Động lực của các thương vụ M&A tại Việt Nam đến từ xu hướng rút dần khỏi Trung Quốc của các doanh nghiệp Phương Tây để tránh những rủi ro bắt đầu tư nguồn thương chiến Mỹ - Trung. Những điểm đến đáng chú ý của các công ty này là Việt Nam, Indonesia, Tây Ban Nha, Phần Lan…
Theo Công ty Luật Baker McKenzie, các thương vụ M&A xuyên biên giới sẽ chiếm vị thế chủ đạo trong những năm tới tại thị trường Việt Nam, nhất là khi các nền tảng vĩ mô của thị trường được giữ vững trước đại dịch, gia tăng sức hút với nhà đầu tư nước ngoài.
Diễn biến này tiếp nối xu hướng của những năm gần đây, khi bên mua của phần lớn các thương vụ có giá trị cao nhất là các tập đoàn nước ngoài. Nhà đầu tư nội địa tham gia khiêm tốn, với mục tiêu củng cố chiều sâu và mở rộng sản phẩm ngang hàng.
Số liệu thống kê của MFA Research cũng cho thấy, hầu hết giao dịch trên thị trường M&A Việt Nam có quy mô nhỏ, các thương vụ quy mô 5 - 6 triệu USD chiếm trên 90%. Nhà đầu tư nước ngoài đóng cai trò quan trọng trong các thương vụ quy mô vừa và lớn, trị giá 20 - 100 triệu USD
Nếu như giai đoạn 2014 - 2016, dấu ấn thị trường được tạo nên bởi là sóng nhà đầu tư Thái Lan mua lại những doanh nghiệp Việt Nam với những tên tuổi đình đám như Thaibev, TTC Holding, Central Group, SCG,... thì giai đoạn 2017 - 2019 là là “thời" của dòng vốn Hàn Quốc. 2 năm gần đây, SK Group là cái tên nổi bật nhất tới từ xứ sở kim chi, xét về quy mô giao dịch.
Tập đoàn kinh doanh đa ngành thành lập năm 1939 này đã rót lần lượt 1 tỷ và 470 triệu USD để sở hữu cổ phần Vingroup và Masan Group. Ngoài ra, SK Engry, nhánh kinh doanh năng lượng của SK Group, đang sở hữu 54 triệu cổ phần PVOIL - doanh nghiệp phân phối xăng dầu lớn thứ hai thị trường với 15% thị phần.
1. Tổng giá trị M&A tại Việt Nam năm 2019 đạt 7,2 tỷ USD, bằng 97% so với năm 2018. Do tác động của Covid-19 cũng như một số yếu tố khác, dự kiến giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với năm 2019)
2. Trong 6 tháng cuối năm 2019 và 2020, thị trường vẫn chứng kiến những thương vụ đáng chú ý, đặc biệt là những thương vụ mua lại hoặc tái cấu trúc của các tập đoàn tư nhân. Khối ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Singapore, Thái Làn, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tích cực tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam
3. Tiến trình cổ phần hoá và thoái vốn trong giai đoạn năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020 vẫn tiếp tục trầm lắng và chưa thực hiện theo kế hoạch. Thị trường kỳ vọng có thêm những thương vụ thoái vốn ở quy mô lớn, nhằm tăng đáng kể giá trị M&A của Việt Nam.
4. Covid-19 và trạng thái bình thường mới đã tác động đến các hoạt động M&A trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam: các nhà đầu tư và doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược, gia tăng các hoạt động tái cấu trúc, nhu cầu bán doanh nghiệp nhiều hơn, nhưng việc thẩm định chi tiết (due dili - gence) va ra quyết định cũng khó khăn hơn.
5. Nhìn chung, giới đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn tin tưởng vào sức bật của thị trường M&A Việt Nam trong giai đoạn hậu Covid-19. Thị trường có thể phục hồi về mức 4,5 - 5 tỷ USD vài năm 2021 trước khi bật mạnh hơn nhờ các thương vụ mới, cũng như nhiều thương vụ thoái vốn lớn được Nhà nước thực hiện sau năm 2021