Tin tức

Tin tức

Thị trường M&A toàn cầu XÓA DẦN GAM MÀU XÁM

Thị trường M&A toàn cầu XÓA DẦN GAM MÀU XÁM
Hoạt động M&A trên toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng do tác động của Covid-19 , song những tín hiệu lạc quan đến từ một số ngành và khu vực sẽ là hạt nhân lan tỏa, tạo động lực cho toàn thị trường xóa dần gam màu xám, vực dậy đà tăng trưởng trong thời gian tới.

M&A TOÀN CẦU GIẢM 52%

Sáu tháng đầu năm 2020, hoạt động M&A trên toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng. Tổng giá trị của các giao dịch được công bố trong nửa đầu năm (cả dữ liệu sẽ hoàn thành và đang chờ xử lý) là 901,7 tỷ USD, thấp hơn 52% so với cùng kỳ năm 2019 và thấp nhất so với cùng kỳ năm 2010 đến nay. Số lượng thương vụ giảm 32% so với cùng kỳ năm 2019, với 6,943 giao dịch, thấp nhất so với cùng kỳ từ năm 2013 đến nay.

Riêng quý II, khi đại dịch Covid -19 bùng phát mạnh trên toàn thế giới, mức độ sụt giảm giao dịch M&A càng rõ hơn. Tổng giá trị các thương vụ M&A trong quý II chỉ đạt 309,2 tỷ USD, giảm 69% so với cùng kỳ năm 2019 và là tổng giá trị hàng quý thấp nhất kể từ năm 2006 (theo số liệu của Mergermarket). Số lượng thương vụ trong quý II tuy không giảm sâu như giá trị, nhưng cũng giảm 49% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn 2.634 giao dịch, là tổng số giao dịch hàng quý thấp nhất kể từ quý III/2019.

Tuy nhiên, có thể thấy, các giao dịch có giá trị nhỏ ở những thị trường trung bình ít chịu tác động hơn từ dịch bệnh. Cụ thể, các giao dịch hàng quý dưới 2 tỷ USD chỉ giảm 23,9% về khối lượng (giảm xuống 1.297 giao dịch từ 1.704 giao dịch) và 28,3% về gia strij (203,5 tỷ USD so với 284,0 tỷ USD).

VỐN CHỦ SỞ HỮU TƯ NH N CHUYỂN ĐỘNG MẠNH

Quý II/2020, Mergermarket dự kiến vốn cổ phần tư nhân sẽ vẫn chuyển động ngay cả trong thời kỳ bất ổn và những diễn biến thực tế của thị trường đã không làm các nhà tài trợ thất vọng. Mặc dù thị trường sụt giảm nghiêm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, song vốn cổ phần tư nhân trong nửa đầu năm 2020 vẫn đạt được tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn M&A toàn cầu (19,2%) kể từ năm 2005.

THỊ TRƯỜNG NỢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU SÔI ĐỘNG

Trong bối cảnh thị M&A gặp khó, hoạt động nợ và huy động vốn cổ phần vẫn có nhịp đập mạnh mẽ. Sau khi giảm mạnh trong tháng 3/2020, thị trường nợ và vốn chủ sở hữu sôi động trở lại ở nhiều khu vực. Trên toàn cầu, các khoản vay có đòn bẩy và hoạt động phát hành trái phiếu có tỷ suất lợi nhuận cao đã đạt hơn 1 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2020, trong đó, gần 44% diễn ra trong quý II/2020, theo số liệu của Mergermarket. Trên thị trường vốn cổ phần, tháng 5 là tháng bận rộn nhất cho các đợt phát hành cổ phiếu ở Mỹ kể từ tháng 1/2019. theo Dealogic.

GIAO DỊCH QUY MÔ LỚN (MEGADEAL) SỤT GIẢM

Phần lớn giá trị giao dịch M&A sụt giảm nằm ở phần đỉnh của thị trường - những thương vụ có giá trị lớn, đặc biệt là trong quý II/2020. Cụ thể, trong quý này, chỉ có 9 megadeal (các thương vụ trị giá 5 tỷ USD trở lên) với tổng giá trị 78,2 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm 2019, con số tương ứng là 25 megadeal và 461,1 tỷ USD.

Tính chung nữa đầu năm 2020, có 31 megadeal, thấp hơn 39% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng giá trị của các thương vụ này đạt 296,6 tỷ USD, giảm 69% so với cùng kỳ năm 2019.

Một trong những giao dịch quy mô nhất năm 2020 là thương vụ sáp nhập giữa các nhà môi giới bảo hiểm lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới, Aon và Willis Towers Watson, với thỏa thuận 35,6 tỷ USD (bao gồm nợ ròng). sau khi được chấp thuận bởi cổ đông và cơ quan quản lý, pháp nhân hợp nhất của Aon và Willis Towers Watson sẽ vượt qua Marsh & McLennan để trở thành công ty môi giới bảo hiểm lớn nhất thế giới.

Thỏa thuận lớn nhất trong quý II và là hợp đồng lớn thứ hai trong nửa năm đầu 2020 là giao dịch hoán đổi tài sản trị giá 20,3 tỷ USD giữa Công ty Năng lượng quốc gia Abu Dhabi (TAQA) và Tập đoàn Điện lực Abu Dhabi (ADPower).

Cả thỏa thuận của Aon và TAQA đều chưa hoàn thành. Điều này không bất thường đối với các giao dịch lớn. Song, với tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực, dự báo, lượng giao dịch có thể giảm trong những tháng tới.

Một trong những giao dịch lớn nhất được công bố trong năm cho đến nay - thương vụ của Xerox đối với HP Inc. (HP có thể được định giá ở mức 35,5 tỷ USD) - đã bị hủy bỏ chỉ sau một vài tuần phát đi thông báo.

CÁC THƯƠNG VỤ QUY MÔ LỚN (MEGADEAL) TRONG NĂM 2020 (tính đến tháng 10/2020)

Nguồn: Megermarket

Xerox - công ty công bố dời lời đề nghị tiếp quản bắt đầu từ tháng 3 đã trích dẫn lý do “cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu hiện tại, kết quả kinh tế vĩ mô và bất ổn thị trường do Covid-19 gây ra “trong quyết định từ bỏ thỏa thuận vào cuối tháng đó

CÔNG NGHỆ, VIỄN THÔNG, TRUYỀN THÔNG VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH DẪN ĐẦU VỀ GIÁ TRỊ GIAO DỊCH

Khi một phần dân số đáng kể trên thế giới rơi vào tình trạng phong tỏa, đóng cửa để phòng chống Covid-19, các giải pháp kỹ thuật số được sử dụng nhiều hơn cho công việc, giáo dục và giải trí. Điều này giải thích tại sao công nghệ, truyền thông và viễn thông (TMT) là những ngành có hoạt động M&A mạnh nhất trong năm 2020

Theo thống kê, có tổng cộng 1.553 giao dịch trong lĩnh vực TMT trong 6 tháng đầu năm 2020, trị giá 201,2 tỷ USD. Mặc dù kết quả này vẫn giảm 25% về lượng và 31% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019, song vẫn là những con số cao nhất so với bất kỳ lĩnh vực nào trong giai đoạn này. Riêng quý II/2020, lượng giao dịch trong lĩnh vực TMT giảm 41% giá trị 50% so với năm 2019 (còn 633 giao dịch, trị giá 97,1 tỷ USD). Một số giao dịch quan trọng đã được công bố vào tháng 5 và tháng 6.

Giao dịch TMT lớn nhất trong nữa đầu năm 2020 được công bố vào quý II. Cụ thể, hai tập đoàn viễn thông đa quốc gia Telefonica (Tây Ban Nha) và Liberty Global (Vương quốc Anh, có trụ sở tại Mỹ) thông báo sẽ sáp nhập 2 công ty tại Anh và O2 (thuộc sở hữu của Telefonica) và Virgin Media (thuộc sở hữu của Liberty Global). Thỏa thuận trị giá 12,4 tỷ USD này được công bố đầu tháng 5, sau đó thời gian dài thảo luận và đang chờ phê duyệt của cơ quan quản lý.

Covid-19 tạo ra một cuộc khủng hoảng, nhưng không phải khủng hoảng một cuộc tài chính. Để thấy rõ hơn sự khác biệt giữa khủng hoảng do Covid-19 và khủng hoảng tài chính toàn cầu, có thể nhìn vào lĩnh vực dịch vụ tài chính. Trong 6 tháng đầu năm, dịch vụ tài chính là lĩnh vực hoạt động có giá trị đứng thứ hai toàn thị trường với 153,8 tỷ, thấp hơn không đáng kể so với lĩnh vực dẫn đầu là công nghiệp và hóa chất (158,8 tỷ USD) và đạt trên 1.230 giao dịch.

Tuy số lượng giao dịch thấp hơn 33% so với nửa đầu năm 2019, nhưng lĩnh vực dịch vụ tài chính đã tăng gấp đôi thị phần toàn cầu lên 17,1%. 6 trong số các giao dịch tài chính lớn nhất được công bố trong 6 tháng đầu năm 2020 là đầu tư hoặc liên quan đến ngân hàng, bao gồm cả gói thầu trị giá 13 tỷ USD của Morgan Stanley cho ETrade Financial; đề nghị trị giá 9,8 tỷ USD của Kuwait Finance House dành cho Ngân hàng Ahli United, và Franklin Resources đấu thầu 5,4 tỷ USD cho Legg Mason. Bên cạnh đó, kế hoạch sáp nhập của Aon và Willis Towers Watson với giá trị 35,6 tỷ USD cũng có những bước tiến đáng kể.

“ĐỔI NGÔI” GIỮA CÁC KHU VỰC

Mặc dù xu hướng chung của thị trường M&A toàn thế giới trong nửa đầu năm là suy giảm, nhưng một số khu vực lại có kết quả khả quan hơn những khu vực khác.

Khu vực Mỹ La-tinh và vùng Caribe ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong quý II, do chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng bởi Covid-19. Cụ thể, giá trị giao dịch M&A tại khu vực này trong quý II đạt 1,1 tỷ USD, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm 2019; khối lượng giảm 61% so với quý II/2019, chỉ còn 64 giao dịch.

Trong khi đó, châu Á có mức giảm nhẹ nhất. Trong quý II, thị trường châu Á ghi nhận 830 thương vụ, trị giá 114,6 tỷ USD, giảm lần lượt 19% và 11% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả này có được môt phần nhờ lượng lớn các giao dịch TMT ở Trung Quốc, bao gồm cả đề nghị mua riêng trị giá 7,6 tỷ USD cho 58.com – cổng thông tin rao vặt trực tuyến của Trung Quốc được liệt kê tại New York.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, những vụ thâu tóm các công ty Trung Quốc đợc niêm yết trên các sàn chứng khoán tại Mỹ có thể trở nên phổ biến hơn, nhất là khi các công ty này tiếp tục giao dịch ở mức định giá thấp.

GIAI ĐOẠN U ÁM NHẤT ĐÃ QUA

Trong dự báo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất công bố tháng 6/2020 quỹ tiền tệ quốc tế dự báo, nền kinh tế toàn cầu giảm 4,9% trong năm nay.

Mặc dù gần đây, nhiều nền kinh tế lớn có tỷ lệ ca nhiễm mới Covid-19 giảm xuống, nhưng đại dịch vẫn đang diễn biến nghiêm trọng ở một số quốc gia, khu vực. Đơn cử, khu vực Mỹ La – tinh trở thành trung tâm mới của đợt bùng phát Covid-19; còn tại một số vùng của Mỹ, số lượng ca nhiễm mới tăng mạnh sau khi các biện pháp ngăn cách xã hội được nới lỏng.

Chính phủ các quốc gia đã và đang đưa ra những chương trình hỗ trợ nhầm làm dịu bớt “vết thương” do cú đánh của Covid-19 và khả năng tái bùng phát Covid-19 luôn rình rập ở các nước là những điều có thể nhìn thấy; còn lại, rất nhiều điều chưa thể chắc chắn với kinh tế vĩ mô toàn cầu trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, vẫn có những lý do để hy vọng rằng giai đoạn u ám nhất của thị trường M&A toàn cầu đã qua. Thị trường chứng khoán đã phục hồi mạnh mẽ (mặc dù những số liệu tăng trưởng này có thể không liên quan với dữ liệu kinh tế cơ bản); dữ liệu M&A trong quý II/2020 cũng cho thấy sự gia tăng từng tháng cả về khối lượng và giá trị . Tháng 6/2020 ghi nhận 912 thương vụ trên toàn cầu, trị giá 131,4 tỷ USD. Mặc dù những này thấp hơn đáng kể so với 1.755 giao dịch, tổng giá trị 446,2 tỷ USD cùng kỳ năm 2019, nhưng nó thể hiện mức tăng 6% về số lượng và tăng 43% về giá trị so với tháng 5, và tháng 5 cũng đã ghi nhận mức tăng nhẹ với tháng trước đó

DỰ BÁO MỘT SỐ XU HƯỚNG CHÍNH

Các công ty tiếp tục thực hiện hoạt động M&A để củng cố doanh nghiệp. Cụ thể, các kế hoạch kinh doanh, sẽ được xem xét kỹ lưỡng trong tình trạng bất ổn kéo dài, từ đó, doanh nghiệp sẽ có xu hướng mở cửa hơn nhằm tìm kiếm sự kết hợp với các công ty có quy mô tương tự để tạo ra giá trị, thúc đẩy gia tăng nhu cầu sử dụng cổ phiếu làm tiền tệ.

Thị trường M&A quốc tế sẽ mang tính cạnh tranh hơn. Trong đó, châu  u có nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh so với khu vực Bắc Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương, bởi hai khu vực này được thúc đẩy bởi nền kinh tế Trung Quốc đang hồi sinh mạnh mẽ.

Hoạt động góp vốn tư nhân sẽ vẫn sôi động trên thị M&A. Các công ty góp vốn tưu nhân sẽ tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng vốn cổ phần và vốn nợ dồi dào có sẵn để cung cấp nhiều lựa chọn tối ưu nhằm tự tối đa hóa giá trị cổ đông.

Hoạt động của cổ đông sẽ tiếp tục được duy trì, gây áp lực lên ban quản lý, hội đồng quản trị để gia tăng sự tham gia của cổ đông trong việc trao đổi rõ ràng các ưu tiên chiến lược và mục tiêu phân bố vốn của họ.

Tác giả: VIỆN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀ MUA BÁN – SÁP NHẬP (Tổng hợp từ Mergermarket, HSF)
Nguồn: VIR
Chia sẻ nội dung:
0868255888