Có nhiều yếu tố cộng hưởng cho thấy, thị trường M&A Việt Nam sẽ trỗi dậy trong trạng thái “bình thường mới" với cú bật 2021, cho dù trong bối cảnh Covid-19 hiện tại, thị trường đang có vẻ trầm lắng….
MUÔN SỰ TẠI COVID-19
Dù năm 2020 chưa kết thúc, song nếu không có những biến cố bất thường, thì gần như chắc chắn, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 2 - 3% trong năm nay. Một kết quả “đáng ghi nhận” trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu suy thoái nghuêm trọng
“Với kết quả này, Việt Nam vẫn là nước có mức tăng trưởng dương cao nhất so với 5 nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á, và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới và được thế giới đánh giá cao”, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng nói.
Covid-19, có thể nói, là tác nhân lớn nhất đẩy kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam vào tình thế khó khăn như hiện nay. Không chỉ kinh thế suy thoái, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, mà dòng đầu tư, thương mại toàn cầu cũng bị sụt giảm nghiêm trọng. Và tất nhiên, điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam.
Đó là một trong những lý do, mà theo Cục Đầu Tư nước ngoài, 10 tháng năm 2020, tổng đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 23,48 tỷ USD, bằng 80% so với cùng năm 2019; vốn thực hiện đạt 15,8 tỷ USD, bằng 97,5% so với cùng kỳ năm 2019
“Tuy có sự suy giảm nhất định, nhưng xét trong bói cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thì kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sự hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế", ông Đỗ Quốc Long cục trưởng Cục Đầu Tư nước ngoài nhận xét.
Điều đó là sự thật. Bởi nếu như hồi đầu năm, Hội nghị Liên hợp quốc tế về thương mại và phát triển (UNCTAD) dự báo, đầu tư nước ngoài sẽ giảm 30% trong năm nay, thì đến cuối tháng 10/2020, cũng chính tổ chức này lại tính toán rằng, đại dịch Covid-19 đã khiến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 49% so với cùng kỳ năm trước trong nữa đầu năm 2020 và đang trên đà giảm xuống 40% trong cả năm. Tình hình “tệ" hơn dự báo, và vì thế, dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị sụt giảm là điều dễ hiểu.
“Hiện có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án đầu tư nước ngoài tiếp tục bị ảnh hưởng. Số dự án mới, điều chỉnh vốn và cả số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đều giảm so với cùng kỳ", ông Hoàng thừa nhận.
Số liệu thống kê từ Cục Đầu Tư nước ngoài cho thấy, 10 tháng qua, có 5.415 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp là 6,11 tỷ USD, giảm 27,4% về số dự án và giảm 43,5% về giá trị vốn hoá cùng kỳ. Thậm chí, sự sụt giảm còn thể hiện ở việc cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm so với cùng kỳ 2019, từ 31,1% trong 8 tháng năm 2019 xuống 26% trong 10 tháng năm 2020.
Gặp trở ngại trong việc tìm hiểu, đánh giá, thẩm định và thận trọng trong việc đưa ra quyết định là trong những nguyên nhân khiến các hoạt động góp vốn , mua lại cố phần, mua bán - sát nhập (M&A) doanh nghiệp chững lại trong những tháng qua. Tuy nhiên, Nhóm nghiên cứu của Diễn đàn M&A Việt Nam đã chỉ ra rằng, trong 6 tháng cuối năm và những tháng đầu năm 2020, thị trường vẫn chứng kiến những thương vụ đáng chú ý, đặc biệt là những thương vụ mua lại hoặc tái cấu trúc của các tập đoàn tư nhân.
Trong khi đó, khối ngoại hối, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, và Nhật Bản vẫn tích cực tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam.
Có thể kể hàng loạt thương vụ M&A đabfs chú ý trong thời gian qua, như SK Investment III (công ty con của SK Group) nhận được hơn 12 triệu cổ phiếu, tương đương 25% cổ phiếu của Indexpharm Corporation ; Lotte Chemical (thuộc tập đoàn Lotte) mua lại Công ty VinaPolytech; GS Caltex đã chi 39 tỷ đồng (gần 1,7 triệu USD) để mua 16,7% cổ phần VI Automotive Service (công ty mẹ của VietWash)...
Hay thương vụ Tập đoàn Stark (Thái Lan) mua lại Công ty Cáp điện Thịnh Phát và Dovina, Tập đoàn SCG mua lại Công ty Bao bì Biên Hoà…
Ngoài ra, đáng chú ý còn có Mitshubishi Corporation và Nomura Real Estate mua lại 80% giai đoạn 2 Dự án Grand Park của Vingroup; Ngân hàng Aozora mua 15% cổ phần Ngân hàng TMCP Phương Đông; Tập đoàn bất động sản Haseko mua 36% cổ phần của Công ty xây dựng Ecoba; Công ty Dược phẩm ASKA mua 24,9% cổ phần của Công ty Dược Hà Tây…
Thương vụ không ít, nhưng sự thiếu vắng các thương vụ đình đám khiến giá trị thị trường M&A Việt Nam năm 2020 đang đi chậm lại đáng kể so với năm trước. Theo dự abos của Diễn đàn M&A Việt Nam, năm nay, thị trường M&A Việt Nam chỉ có thể đạt khoảng 3,5 tỷ USD…
“Tuy nhiên, hoạt động M&A có thể sẽ tăng trưởng trở lại giữa năm 2021, khi kinh tế hồi phục và dòng vốn đầu tư toàn cầu dịch chuyển mạnh mẽ hơn. Quy mô thị trường, có thể sớm trở lại mức 5 tỷ USD", ông Đặng Xuân Minh, Nhóm nghiên cứu Diễn đàn M&A nói.
CHỜ CÚ BẬT 2021
Có rất nhiều lý do khiến Diễn đàn M&A Việt Nam tin rằng, như chiếc lò xo bị nén, thị trường M&A Việt Nam tin rằng sẽ trỗi dậy trong trạng thái “bình hường mới".
Nền kinh tế Việt Nam sau khi tăng trưởng chậm lại đáng kể trong năm 2020, cũng sẽ giống như chiếc lò xo bị nén để “bật tăng" trong năm tới, mặc dù Covid-19 vẫn là một biến số khó lường.
Năm 2021, Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trường 6%, tức là tăng hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của năm 2020. Đây là một thách thức không hề nhỏ, khi mà không chỉ Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp, mà còn rất nhiều rủi ro liên quan đến những xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, bất ổn chí trị toàn cầu…
Tuy nhiên, bên cạnh việc nhận rõ những rủi ro, thách thức, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, vẫn có không ít cơ hội và tiềm năng mà Việt Nam có thể nắm bắt để vươn lên phát triển mạnh mẽ. Đó là cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), trong đó có FTA với EU; cơ hội từ việc thu hút dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển; cơ hội từ việc chuyển đổi số, thương mại điện tử, hay sự hình thành các ngành nghề, mô hình kinh doanh mới…
“Nếu tận dụng triệt để các cơ hội này và khắc phục được những khó khăn nội tại của nền kinh tế, thì khả năng đạt được những mức tăng trưởng cao vào năm 2021 cũng như giai đoạn 2021-2025 là có cơ sở. Hơn nữa, do mức tăng trưởng của năm 2020 dự kiến đạt thấp, nên đây cũng là căn cứ để xây dựng mục tiêu tăng trưởng của năm 2021 cao hơn hơn mức bình thường", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và nhấn mạnh rằng, việc đạt mục tiêu tăng trường của năm 2021 khoảng 6% cũng là nhằm tạo đông lực để quyết tâm phấn đấu cao, vừa là để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 2021-2025.
Trên thực tế, những dự báo gần đây của các tổ chức quốc tế đều cho thấy, sau một năm 2020 chỉ tăng trưởng 2-3%, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trở lại trong năm 2021. Chẳng hạn, Ngân hàng UOB dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,1% vào năm sau. Còn HSBC thậm chí đưa ra con số tới 8,1%. Theo HSBC, kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi tự sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu và dòng vốn FDI rất kiên định. Thận trọng hơn, song Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng dự báo, Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% trong năm tới.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cao cấp Đại học Fullbright Việt Nam dựa trên xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới đã đưa ra dự báo rằng, tăng trưởng GDP năm tới sẽ đạt 6,9%. “Khả năng phục hồi dự kiến diễn ra từ quý II/2021”, ông Thành nói.
Kinh tế phục hồi, cộng thêm việc Việt Nam liên tục ký kết các FTA thế hệ mới để mở rộng không gian kinh tế, là một trong những điểm tựa quan trọng để các nhà đầu tư, vốn vẫn luôn tin tưởng vào tiềm năng của thị trường Việt Nam, tiếp tục tìm đến với Việt Nam. Hơn thế nữa, câu chuyện không chỉ vủa năm 2021, mà ít nhất là 5 năm tới, khi kinh tế Việt Nam không chỉ hồi phục sau Covid-19 mà còn bật tăng. Hiên, Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu trong vòng 5 năm tới, tăng trưởng GDP ở mức 6,5 - 7%
“Dòng vốn FDI bị hoãn lại từ năm 2020 do Covid-19, bao gồm cả các thương vụ M&A, cũng như sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng, sẽ khả quan trở lại trong năm tới. Đây là động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế Việt Năm trong năm 2021”, ông Thành nhận định.
Trên thực tế, như nhận định của các chuyên gia kinh tế, xu hướng dịch chuyển đầu tư đã bắt đầu từ nhiều năm trước, chuyển đầu tư đã bắt đầu từ nhiều năm trước, nhát là sau thương chiến Mỹ - Trung, giờ đang được “chất xúc tác" Covid-19 đẩy nhanh hơn. Trong xu hướng đó, Việt Nam đang nổi lên là một địa điểm được các tập đoàn, doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn để định vị lại chuỗi sản xuất của mình. Hiện Việt Nam đang rất nổ lực để đón đầu được dòng vốn đang dịch chuyển này, bao gồm cả việc xây dựng chiến lược thu hút FDI gai đoạn tới, xây dựng các gói ưu đãi đầu tư cho tiêng từng đối thượng nhà đầu tư, cũng như chuẩn bị các vấn đề về năng lượng, hạ tầng, đất đai, nhân lực… để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
“Một khi dòng vốn đầu tư dịch chuyển đổ vào Việt Nam nhiều hơn, thì M&A sẽ bật tăng. Bởi đây chính là cách để các nhà đầu tư nhanh chóng thâm nhập thị trường, đón bắt cơ hội", GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp FDI nói.
Có cùng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viên Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, trong xu hướng đầu tư hiện này, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn hình thức M&A nhiều hơn. “Trong 10 năm tới, M&A sẽ thuận lợi cả về mặt chính sách và trường", ông Hiếu nói.
Quả thực, trong nổ lực khôg ngừng nghỉ chỉ để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, Chính phủ Việt Nam đã đặt cải cách thể chế là một trong những ưu tiên hàng đầu. Hàng loạt dự luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh đã được sửa đổi, bổ sung. Đầu năm 2021 tới, đồng loạt Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi sẽ có hiệu lực.
Điều này, theo ông Hiếu, sẽ tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung, trong đó có tác động trực tiếp đến hoạt động M&A, bởi nhiều điều khoản của 3 luật này hướng tới việc bào vệ người mua, nâng cao chất lượng nguồn hàng…
Một số quy định được ông Hiếu nhắc tới, đó là về quản trị công ty trong Luật Doanh nghiệp; hay quy định về việc bãi bỏ yêu cầu cổ đông phải sở hữu cổ phần liên tục trong 6 tháng mới được thực hiện một số quyền quan trọng....
Ngoài ra, còn là các quy định liên quan đến việc không hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đại chúng, trừ trường hợp công ty đó hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề áp dụng điều kiện là hạn chế sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hay bỏ quy định cho phép các công ty được quyền quyết tỷ lệ sở hữu tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài… Tương tự như thế, là việc bổ sung các quy định rõ ràng, minh bạch về nguyên tắc tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài…
Tất cả đều đang tạo rất nhiều thuận lợi cho hoạt động M&A tại thị trường Việt Nam. Cộng thêm việc nghiê cứu, quan sát các nhà đầu tư trong thời gian qua, bà Mai Hương, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn tài chính và Mua bán doanh nghiệp Công ty Kiểm toán KPMG cho rằng, sẽ có các “deal" lớn trong năm 2021.
CỨ THẤY MÓN “HỜI" LÀ MUA
Thị trường M&A Việt Nam đang có những thay đổi khá thú vị. Tất nhiên, tâm điểm thị trường vẫn là những thương vụ lớn, với các “món ngon" là các tập đoàn tư nhân lớn, hay các doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hoá, thoái vốn. Trong kế hoạch 5 năm tới, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ được đẩy mạnh và do đó, đây là se những “món ngon" cho thị trường.
Nhưng không chỉ có các “món ngon", thị trường M&A Việt Nam còn đang có cả những “món hời" đầy hấp dẫn.
Ông Trent Davies, Quản lý cấp cao của Công ty Tư vấn Dezan Shira & Associtates, đã nhắc đến việc nhờ kiểm soát được đại dịch, Việt Nam đã phục hồi nền kinh tế nhanh hơn so với các nước khác, và do đó, các nhà đầu tư vào Việt Nam sẽ có lợi thế đi đầu so với nhiều nước trên thế giới. Cùng với đó, đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn và đây chính là “mặt hàng" mới cho thị trường M&A Việt Nam.
“Việc mua lại các doanh nghiệp này sẽ trở nên dễ dàng hơn", ông Trent Davies nói.
Trên thực tế, sau khi Covid-19 tràn đến, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam phải đóng cửa, ngừng hoạt động tạm thời tăng vọt. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, nhiều khách sạn, nhà hàng buộc phải rao bán. Không phải là thương vụ đình đám, nhưng buộc các cuộc M&A đã và đang diễn ra lặng lẽ như thế.
Dẫn câu chuyện 10 năm trước, rằng khi đó, khái niệm M&A còn xa xỉ với cả doanh nghiệp lẫn nhà quản lý, ông Phan Đức Hiếu đã nói đến sự thay đổi quan trọng của thị trường M&A Việt Nam, bởi hiện nay, ngay cả doanh nghiệp nhỏ cũng quan tâm đến M&A.
“Họ muốn mua lại, kể cả là các doanh nghiệp 0 đồng. Họ cũng không sợ các doanh nghiệp mắc nợ. Bởi mua được doanh nghiệp có nghĩa là họ có sẵn bộ máy, có sẵn khách hàng, có cả kinh nghiệm thị trường. Nếu mua đơcj một doanh nghiệp đã thành lập 5 năm, họ có thể tham gia đấu thầu các dự án ngay", ông Hiếu nói và cũng nhắc đến chuyện gần đây, còn xuất hiện cả xu hướng “đầu tư M&A".
Có nghĩa là, “nhà đầu tư M&A” nhắm đến những doanh nghiệp mà theo xu hướng thị trường có thể là món hàng “hot", nhất là trong lĩnh vực chịu các điều kiện về gia nhập thị trường, để mua lại, sau đó chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh và bán lại.
“Hoạt động thương mạu hiện giờ cũng được thực hiện một cách rất … M&A. Các doanh nghiệp sẵn sàng đi mua lại một doanh nghiệp rất nhỏ ở nướ sở tại, để doanh nghiệp đó trở thành đầu cầu nhập khẩu hàng hoá của mình. Không chỉ doanh nghiệp ngoại, mà cả doanh nghiệp nội của Việt Nam cũng có thể thực hiện theo phương thức đó”, ông Hiếu nói và cho rằng, trong tương lai, không chỉ là doanh nghiệp ngoại mua doanh nghiệp Việt, mà xu hướng doanh nghiệp Việt mua doanh nghiệp Việt, hay doanh nghiệp Việt mua doanh nghiệp ngoại cũng sẽ gia tăng, mua doanh nghiệp để tạo thành chuỗi kinh doanh, từ sản xuất, dịch vụ, đến bán lẻ…, và để tăng sức chống chịu trước các rủi ro từ bên ngoài, ví như Covid-19.
Trên thực tế, những năm gần đây, các thượng vụ M&A nội - nội cũng đang dần phổ biến hơn. Thậm chí còn là nội mua ngoại. Năm ngoái, Tập đoàn TH cũng đã mua dự án Australia để bắt đầu thực hiện kế hoạch đầu tư của mình tại xứ sở Kanguru. Trước đó, các tập đoàn FPT, Vinamilk cũng có các thương vụ M&A đình đám ở nước ngoài.
Và hiện tại, theo thông tin của ông Đỗ Nhất Hoàng, Chính phủ Việt Nam cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam góp vốn, mua lại cổ phần hoặc mua lại các doanh nghiệp FDI có công nghệ tại Việt Nam và tham gia M&A các doanh nghiệp có công nghệ, kỹ thuật nước ngoài để tiếp nhận và làm chủ công nghệ, phục vụ kinh tế trong nước. Sẽ có những chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp này.
Thực tế, Covid-19 khiến doanh nghiệp Việt Nam khó khăn không ít, nhưng doanh nghiệp ngoại cũng lâm cảnh vì bế tắc. Vì thế, đó cũng là “món hời" để doanh nghiệp Việt mua lại, nếu có năng lực tài chính và nhu cầu vươn ra thị trường nước ngoài.
“Gần đây, nhiều quan điểm lo sợ rằng doanh nghiệp Việt bán mình cho nước ngoài. Nhưng M&A giờ đây mang tính hợp tác chiến lược nhiều hơn là thôn tính. Đây là cách hợp tác khôn ngoan", ông Hiếu nói.
Khôn ngoan, nên hiện tại, các nhà đầu tư vẫn không ngừng quan sát. Và chắc chắn, cứ thấy món hời là mua!
Tác giả: Nguyên Đức