NHU CẦU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIA TĂNG
Trong thập kỷ vừa qua, sự tăng trưởng của nền kinh kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng gia với tốc độ trên 10%/năm. Xu hướng này vẫn tiếp tục trong thời gian tới, dự kiến tăng khoảng 8%/năm.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng, Việt Nam cần bổ sung 6.000 - 7.000 MW điện hàng năm, chi phí đầu tư ước tính 148 tỷ USD lũy kế tới năm 2030. Bên cạnh các nguồn năng lượng truyền thống, năng lượng ái tạo sẽ bổ sung đáng kể cho nguồn cung ứng điện.
Với những chính sách ưu đãi đầu tư năng lượng lượng tái tạo tái tạo được ban hành trong thời gian qua, đã có khá nhiều dự án trong lĩnh vực này được triển khai. Hiện năng lượng tái tạo chiếm khoảng 9,3% tổng lượng điện năng của cả nước và theo kế hoạch, tỷ lệ này sẽ tăng lên 21% vào năm 2030. Bên cạnh đó, với sự tiến bộ của công nghệ, chi phí đầu tư sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng giảm, góp phần thúc đẩy xu hướng đầu tư cho năng lượng tái tạo.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, chi phí sản xuất điện mặt trời đạt trung bình 3,9 UScents/kWh đối với những dự án được vận hành từ năm 2021, giảm 42% so với năm 2019 và rẻ hơn 20% so với chi phí vận hành các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
THỊ TRƯỜNG M&A GIA TĂNG SỨC NÓNG
Mặc dù Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và xây lắp các dự án năng lượng tái tạo, song hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vẫn sôi động với hơn 10 thương vụ thu xếp vốn và M&A trong 3 quý vừa qua. Trong đó, có thể kể đến khoản vay được chứng nhận xanh đầu tiên ở Việt Nam giữa Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Công ty cổ Phú Yên vào ngày 9/10/2020 trị giá 186 triệu USD để xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời có công suất 257 MW
Bên cạnh đó, sự năng động của các nhà đầu tư Thái Lan là một trong những tác nhân chính làm gia tăng tế sức nóng cho thị trường M&A trong lĩnh vực năng lượng tái tạo năm nay. Một số giao dịch nổi bật trên thị trường thuộc về các nhà đầu tư Thái Lan như Công ty Phát triển năng lượng Gulf, Super Energy Corporation và Tập đoàn Năng lượng Banpu…
Hoạt động M&A trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sôi động trong khoảng hai năm trở lại đây phần lớn là nhờ đòn bẩy từ các chính sách ưu đãi đối với dự án năng lượng tái tạo và hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có quy định, doanh nghiệp có thể sở hữu 100% dự án năng lượng tái tạo.
Hơn nữa, cơ chế biểu giá điện hỗ trợ (FiT) cho năng lượng tái tạo là cơ sở để đánh giá mức độ khả thi của các dự án, tạo thêm sự rõ ràng trong kế hoạch huy động vốn. Với khung giá FiT hiện tại, các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam có thể đạt được mức sinh lời mong muốn của các nhà đầu tư “khẩu vị” an toàn, bền vững.
Theo tính toán của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt, mức tỷ suất hoàn vốn nội tại kinh tế (EIRR) của nguồn vốn cổ phần các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam giao động khoảng 12 - 17% và tỷ suất hoàn vốn nội tại chính (FIRR) lên đến 12 - 26%.
Với cơ chế giá FiT hiện tại, giá mua điện tại Việt Nam hấp dẫn hơn so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực (Trung Quốc, Malaysia đang áp dụng cơ chế đấu giá cạnh tranh, giá bán điện mặt trời ở Trung Quốc dao động 4,5 - 6 UScents/kWh và ở Malays khoảng 4,2 - 5,7 UScents/kWh). Hơn nữa, khi so sánh với nguồn vốn quốc tế như Nhật Bản, Singapore Quốc, Thái Lan - nơi có mặt bằng lãi suất thấp hơn Việt Nam, thì rõ ràng lĩnh vực năng lượng tái tạo có chiếm ưu thế để mang lại mức lợi nhuận thỏa mãn kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài.
Để vượt qua rào cản phát triển dự án mới ở một quốc gia khác, các nhà đầu tư ngoại thường ưu tiên tìm mua các dự án đã hoàn tất các thủ tục pháp lý căn bản và san sang triển khai xây dựng hoặc vận hành. Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư trong nước đã nắm bắt cơ hội thị trường, đăng ký đầu tư triển khai các dự án năng lượng tái tạo, song do nguồn vốn hạn chế, nên có nhu cầu mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài cùng đầu tư. Có thể thấy, ở thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư ngoại có khá nhiều lựa chọn trong quá trình tìm kiếm các dự án năng lượng tái tạo để thâu tóm hoặc liên doanh.
Như vậy, có thể thấy, những chính sách ưu đãi và cởi mở của Chính phủ, nhu cầu điện năng liên tục tăng trưởng và tỷ suất sinh lời ổn định của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo... chính là những yếu tố rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế trong thời gian tới. Đây cũng sẽ là những nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng M&A trong mảng năng lượng tái tạo về cả số lượng và quy mô. Đặc biệt, khi các quốc gia bắt đầu quá trình bình thường hóa và mở lại giao thương, tiến trình thẩm định dự án cũng như xúc tiến giao dịch M&A sẽ diễn ra nhiều hơn và nhanh hơn.